Cấp mới giấy phép lao động cho nhà quản lý của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại doanh nghiệp của mình, lần đầu thực hiện thủ tục cho người nước ngoài tại doanh nghiệp thì gọi là cấp mới giấy phép lao động. Thông thường giấy phép lao động khi thực hiện cấp mới thì bạn phải chuẩn bị thủ tục theo điều kiện cấp mới.
Trường hợp cấp mới giấy phép lao động cho nhà quản lý thì chúng ta cần tìm hiểu nhà quản lý là gì? Quy định nào cho nhà quản lý? Các chức danh công việc nào được áp dụng cho nhà quản lý?
Theo giải thích của các văn bản pháp luật hiện hành thì Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức. Cụ thể như sau: Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy căn cứ trên giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy ĐKKD và giấy chứng nhận đầu tư (với doanh nghiệp FDI) để xác định người quản lý của doanh nghiệp, với các trường hợp người quản lý không có tên trên ĐKKD thì sẽ căn cứ theo điều lệ của công ty có quy định về các chức danh này.
Nhà quản lý của doanh nghiệp là người nước ngoài
Chúng ta sử dụng các tài liệu của doanh nghiệp để xin cấp mới giấy phép lao động cho nhà quản lý của doanh nghiệp. Yêu cầu về các giấy tờ cần phải có của người quản lý để tiến hành làm các thủ tục cấp giấy phép lao động bao gồm:
- Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó bạn còn cần chuẩn bị các tài liệu khác của người quản lý bao gồm:
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy tờ cá nhân của người quản lý như: Hộ chiếu, thị thực, ảnh chân dung 4x6 nền trắng.
Bên cạnh đó người quản lý còn phải cung cấp các thông tin về quá trình đào tạo, quá trình làm quản lý trước đây và kinh nghiệm của mình phù hợp với yêu cầu quản lý chuyên môn của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nhà quản lý cần cung cấp đủ thông tin và giấy tờ cần thiết để được cấp giấy phép lao động
Để cấp mới giấy phép lao động cho nhà quản lý bắt buộc cần phải trải qua các bước sau:
- Đăng tuyển theo quy định của pháp luật, người nước ngoài làm việc ở Tỉnh/Thành phố nào thì đăng tuyển tại nơi đó, căn cứ theo giấy phép thành lập để xác định, thông thường sẽ đăng tuyển quan Trung tâm việc làm của Tỉnh/Thành phố đó thời gian đăng 15 ngày.
- Xin chấp thuận sử dụng lao động theo đúng vị trí hay còn gọi là bước giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, thời gian giải quyết từ 15-20 ngày
- Xin cấp giấy phép lao động theo đúng hồ sơ và vị trí công việc đã được chấp thuận;
Bạn nên lưu ý các khi nộp hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho nhà quản lý các giấy tờ quy định là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Inbound Việt Nam đã từng thực hiện các thủ tục này cho nhân sự của mình, trong khi chúng tôi có đội ngũ chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm tư vấn trên 10 năm trong lĩnh vực lao động nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi không chỉ cung cấp thông tin chính xác, đơn giản, thuận tiện mà còn có các giải pháp chuyên sâu quy trình nhân sự nước ngoài từ khâu đăng tuyển - báo cáo nhu cầu sử dụng giúp khách hàng tối ưu chi phí quản lý, giảm thời gian trong quá trình tuyển chọn và quản lý nhân sự nước ngoài tại Việt Nam.
Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tại các địa chỉ sau:
Tại Hà Nội: Số 16 Nguyễn Văn Ngọc, phường Cống Vị, quận Ba Đình
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Loyal, số 151 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
Tổng đài toàn quốc 19000039 sẽ tư vấn cho bạn 24/7 trong và ngoài giờ hành chính, hoặc liên hệ các bộ phận chuyên môn để được hỗ trợ.