Các hình thức làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Ngày đăng: 17/10/2024 - 333 - lượt xem

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định rất cụ thể ngay trên giấy phép lao động mà người nước ngoài đã được cấp, liên hệ 0979927923 để được tư vấn

Hiện nay người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau, họ tham gia vào các lĩnh vực công việc khác nhau cho các doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam. Tuy nhiên việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định rất chặt chẽ về mặt thủ tục cấp giấy phép, điều kiện được cấp giấy phép lao động làm việc và các hình thức lao động tương ứng với mục đích sử dụng lao động của doanh nghiệp, điều này được thể hiện trên giấy phép lao động sau khi được phê duyệt.

Thông thường căn cứ theo nội dung công việc, mục đích công việc, thời gian làm việc,… của doanh nghiệp cử người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và doanh nghiệp tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc mà người ta chia ra làm các loại cơ bản sau:

a) Thực hiện hợp đồng lao động có nghĩa là làm việc theo hợp đồng lao động đã ký kết với doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam.

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có nghĩa là Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.

c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam hay còn gọi là không có pháp nhân tại Việt Nam.

đ) Chào bán dịch vụ là người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.

e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

g) Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam

h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại tức là người đến Việt Nam để thành lập pháp nhân

i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các điều kiện yêu cầu kèm theo khác với từng hình thức khác nhau mà bạn chuẩn bị hồ sơ theo đúng yêu cầu, giải trình đúng quy định và yêu cầu của công việc để đạt kết quả cao trong quá trình xin thẩm định và cấp giấy phép lao động.

Inbound Việt Nam hỗ trợ tư vấn 24/7

Các bài viết cùng chuyên mục

Tổng hợp các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự mới nhất

Tổng hợp các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự mới nhất

Danh sách các loại giấy tờ thuộc các quốc gia được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định mới nhất 2024

Các quy định đối với doanh nghiệp có lao động người nước ngoài

Các quy định đối với doanh nghiệp có lao động người nước ngoài

Điều quan trọng mà các tổ chức/cá nhân sử dụng lao động là người nước ngoài cần phải lưu ý sau khi đã hoàn thành thủ tục và được cấp giấy phép lao động, các quy định liên quan.

Hướng dẫn cấp giấy phép lao động người nước ngoài doanh nghiệp thuộc Bộ, Chính Phủ

Hướng dẫn cấp giấy phép lao động người nước ngoài doanh nghiệp thuộc Bộ, Chính Phủ

Quy định của Chính phủ: Về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh

0918967667
Zalo ChatZalo Chat
Facebook MessengerFacebook Messenger
Gửi Email
Whats app
{"nalias":"cac-hinh-thuc-lam-viec-cua-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-tai-viet-nam","lang":"2","cattype":"0","catid":"12","catroot":"12","link":"1","UrlEngine":"UrlNewsEngine","site":"1"}